Bàn thờ trong phòng khách phù hợp với loại nhà nào?
Cuộc sống hiện đại ngày càng thay đổi, kéo theo nhiều sự biến hóa của các hình thức thờ cúng , nổi bật nhất là bàn thờ tổ tiên. Dân cư tập trung nhiều tại các thành phố lớn khiến cho diện tích nhà ở bị thu hẹp đáng kể. Điều này đã tác động lớn đến việc bố trí bàn thờ.
Đối với nhà mặt phố, nhà cao tầng, các gia chủ thường thiết kế một phòng hay thậm chí một tầng riêng để phục vụ việc thờ cúng. Vị trí này vừa mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng… lại thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng.
Vì điều kiện kiến trúc cũng như diện tích nhà ở không cho phép, mà một số hộ gia đình bố trí đặt bàn thờ trong không gian khách, dễ bắt gặp nhất đó là loại nhà ống, nhà trệt hay căn hộ chung cư. Có thể nói, đây là một giải pháp có phần không hợp với bản chất của tín ngưỡng thờ cúng. Nhưng đây chắc chắn sẽ không còn là một vấn đề quá nghiêm trọng nữa, nếu bạn ghi nhớ những “nguyên tắc ” sau:
1. Độ cao
Xác định độ cao và kích thước bàn thờ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc chọn vị trí bàn thờ.
Tuyệt đối không đặt bàn thờ ở vị trí quá thấp, bởi nó làm mất đi tính tôn nghiêm của nơi thờ phụng. Nếu đặt bàn thờ tại vị trí thấp thì khi thắp nhang cầu khấn gia chủ sẽ phải cúi nhìn. Đó là một điều kiêng kỵ rất nghiêm trọng trong văn hóa tâm linh Á Đông..
Độ cao thích hợp nhất đối với chiều cao của người Việt Nam là khoảng 1270mm, đến 2mm vì có những nhà với phòng thờ to rộng riêng biệt chúng ta có thể làm từng cấp theo điều kiện của mỗi người.
2. Kích thước.
Kích thước khi thiết kế bàn thờ được tuân theo chuẩn Lỗ Ban với các khoảng không gian rộng hẹp khác nhau. các cung cát tường nên chọn như: Tài vượng, sinh khí, phúc, an ấm,..để mang những điều tốt lành đến cho gia đình.
3. Bày trí trên và xung quanh bàn thờ
Tùy theo kích thước bàn thờ, phong tục cũng như mục đích thờ cúng mà việc bày trí trên bàn thờ sẽ khác nhau. Thông thường, các gia đình sử dụng 1, 3 đến 5 bát nhang để thờ cúng.
Trên ban thờ cần được lưu thủy, lưu hỏa, tức dùng đèn thờ và dùng một khay từ 3 đến 5 chén để đựng nước. Hai bên có thể đặt hoa quả tươi, trầu cau, vàng hương hoặc tiền mã.
Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc việc đặt thêm ba chóe tài lộc để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an. Một chóe đựng tiền xu cổ 5 hoặc 8 đồng, một chóe đựng muối hạt và một chóe đựng gạo thơm.
Các chuyên gia phong thủy đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra kết luận về các đồ vật nên được đặt trên bàn thờ là: Ngai thờ, Ảnh tổ tiên, ông bà, Bát hương, Đèn thái cực, Đĩa quả, Bình hoa, Bộ đỉnh linh hương, Chén nước.
Gia chủ cũng cần lưu ý về những vật không nên đặt trên bàn thờ gia tiên như hoa, quả giả; giấy tiền, vàng mã sau khi cúng nên hóa, không nên để qua nhiều ngày; không cắm cành vàng, lá ngọc đã cúng ở chùa để bày lên bàn thờ gia tiên.
Những đồ vật kể trên nếu được bày trên bàn thờ sẽ mang lại ý nghĩa tiêu cực cho gia đình, những điều không may mắn, thậm chí là điềm lành không mong muốn.
4. Tủ thờ
Phòng khách có bàn thờ thường có phần dưới và bên hông là tủ chứa đồ hay còn gọi là tủ thờ. Tủ thờ chỉ nên chứa những đồ đơn giản như gia phả, lịch giỗ kỵ, vàng mã đèn hương,..
Nếu bệ thờ làm theo kiểu tấm đan bê tông thì cũng nên kê một tủ nhỏ hay bàn vào khoảng trống bên dưới để thuận tiện sắp xếp vật dụng khi có dịp cúng giỗ, lễ tết,.. Tóm lại, tùy theo điều kiện diện tích cũng như kinh tế của gia đình mà cân nhắc việc có nên đặt tủ thờ hay không. Tủ thờ không tốn quá nhiều diện tích nhưng lại có thể tích hợp được nhiều tác dụng bất ngờ.